Trường hợp lịch sử Việt Nam Đánh_gọng_kìm

Trong cuộc xâm lược vào Đại Việt lần thứ hai, năm 1285, đại quân Mông-Nguyên từ phía bắc đánh xuống, nhưng trước đó họ đã triển khai một đạo quân đến Champa do Toa Đô chỉ huy. Khi chiến tranh với Đại Việt bắt đầu, cánh quân Toa Đô từ phía nam tiến lên để tạo thành gọng kìm kẹp lấy Đại Việt.

Trong hầu hết các cuộc xâm lược vào Việt Nam, các triều đại của Trung Quốc như Tống, Minh đều tấn công gọng kìm thủy-bộ. Một ngoại lệ là Mãn Thanh vào năm 1788, kế hoạch quân sự ban đầu là hai cánh quân thủy-bộ, nhưng do chủ quan xem thường Đại Việt, việc triển khai thủy quân Thanh đã bị hủy bỏ.

Trong cuộc tấn công vào Việt Bắc vào ngày 7 tháng 10 năm 1947, quân đội Liên hiệp Pháp đã triển khai gọng kìm thủy-bộ kết hợp tấn công đường không bởi lính dù.

  • Cánh quân thủy ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Việt Bắc,[1]
  • Cánh quân bộ triển khai hướng đối diện cánh quân thủy để tạo thế "gọng kìm" kẹp lấy Việt Bắc, dự định "gọng kìm" sẽ khép lại ở Đài Thị.[2]
  • Lực lượng dù với 2.000 lính [3] được thả xuống vùng trung tâm.

Pháp đã không thành công trong cuộc tấn công phối hợp này.

Liên quan